Giải pháp ERP

Bạn đã nghe đến khái niệm ERP? Không sao, dịch nghĩa ra thì ERP là hệ thống quản trị tài nguyên doanh nghiệp. Đơn giản vậy thôi, có nghĩa là doanh nghiệp bạn đang phải quản lý đồng thời rất nhiều nguồn tài nguyên khác nhau như nhân lực, tài sản, hàng hóa, máy móc, thiết bị, các nguồn vốn, nguồn tài chính. Mỗi nguồn tài nguyên như vậy lại bao gồm rất nhiều những yếu tố thay đổi theo thời gian. Tại sao lại phải quản lý những nguồn tài nguyên đó nhỉ?

Đúng là nhu cầu này chỉ xuất hiện khi chúng ta đặt tính hiệu quả lên hàng đầu . Chúng ta phải tồn tại trong thị trường cạnh tranh khốc liệt, chúng ta phải thu hồi vốn đầu tư, chúng ta phải đảm bảo cuộc sống cho người lao động. Đó là một vài lý do tại sao chúng ta phải quản lý hiệu quả các nguồn tài nguyên, và đó cũng là lý do -4PSoft-làm ra sản phẩm này.

Bạn dùng ERP để biết, để điều hành, để cảm nhận và để .. thật thoải mái, tự tin trong công tác quản lý.

Mô tả giải pháp quản lý tổng thể doanh nghiệp ERP

1. Đặc điểm: Cho tất cả các ngành nghề, kể cả Thương mại Dịch vụ và Sản xuất…

2. Vấn đề giải quyết:

 – Quản trị tài chính:
Nhóm chức năng này gồm 03 phân hệ chính là kế toán Bán hàng, Kế toán đặt hàng, Kế toán tổng hợp cho phép doanh nghiệp kiểm soát toàn bộ tình hình công nợ phải thu, phải trả thiết lập được kế hoạch xoay vòng vốn hiệu quả cho Doanh nghiệp. Phân tích đa chiều về tình hình hoạt động tài chính, cung cấp kịp thời và chính xác các thông tin về tình hình tài chính trong Doanh nghiệp. Phân hệ này còn hỗ trợ cho việc lập ngân sách, hợp nhất các báo cáo từ các đơn vị thành viên, các giao dịch nội bộ và giao dịch ngoại tệ

 – Quản trị kho:
Phân hệ này nhằm quản lý toàn bộ các nghiệp vụ Kho phát sinh với các tiêu thức tính giá tuỳ chọn theo kiểu FIFO, LIFO, Giá bình quân hay giá chuẩn. Với hệ thống tham số hoá được ứng dụng trong các hệ thống kiểm soát gias bán, chiết khấu, thưởng cho từng loại mặt hàng theo kiểu ma trận giúp Doanh nghiệp linh động điều chỉnh các tiêu thức giá bán, thưởng bán hàng, chiết khấu phù hợp với từng đối tượng sản phẩm, khách hàng theo mọi thời điểm khác nhau. Ngoài ra, với các lớp thông số về kích thước, trọng lượng, thông tin về mã vật tư hàng hoá…sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng điều hành sắp xếp, vận chuyển và theo dõi quản lý bảo hành vật tư hàng hóa trong kho

 – Quản lý hệ thống thông tin Khách hàng, nhà cung cấp (CRM):
Phân hệ cho phép xây dựng và quản lý CSDL khách hàng, nhà cung cấp (KH,NCC) bắt đầu từ tìm kiếm thông tin, đánh giá các lớp khách hàng tiềm năng, khách hàng triển vọng, khách hàng thân thiết, lập kế hoạch tiếp xúc và tiến hành ghi nhận các nội dung đã gặp gỡ, trao đổi với KH-NCC đến lúc chấm dứt bằng kết quả đặt hàng của KH-NCC. Phân hệ cũng được thiết kế quản lý theo dõi các thông tin về các chiến dịch quảng cáo, đánh giá hiệu quả của các đợt khuyến mãi, quảng cáo mà Doanh nghiệp đang thực hiện, tiến hành phân tích số liệu khách hàng theo nhiều góc độ khác nhau phục vụ cho hoạch định kế hoạch phát triển thị trường của Doanh nghiệp

 – Quản trị bán hàng:
Phân hệ cho phép theo dõi và quản lý toàn bộ quy trình nghiệp vụ bán hàng gồm quản lý báo giá, theo dõi các đơn đặt hàng của khách hàng, quản lý các điều kiện thanh toán, các chế độ thanh toán, tín dụng cho từng khách hàng với các tiêu thức bán hàng khác nhau của doanh nghiệp như bán sỉ, bán trả chậm, ký gửi…căn cứ vào đơn hàng của khách hàng, chương trình cho phép thiết lập kế hoạch giao hàng cho khách hàng. Phát hành hoá đơn và chuyển sang theo dõi kiểm soát thanh toán phải thu sau khi kết thúc một giao dịch bán hàng. Từ các số liệu bán hàng, tiến hành xử lý phân tích đánh giá quá trình kinh doanh bán hàng của Doanh nghiệp.

 – Quản trị Đặt hàng:
Phân hệ cho phép theo dõi và quản lý toàn bộ quy trình nghiệp vụ đặt mua hàng hoá, nguyên vật liệu, vật tư thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh từ khâu tính toán thiết lập kế hoạch dăt hàng, bảng đặt hàng dự kiến và các đơn đặt hàng với NCC. Theo dõi nhận hàng căn cứ trên các điều kiện giao hàng, các điều kiện thanh toán khi đặt hàng. Sau khi kết thúc nhận hàng căn cứ vào các hoá đơn của NCC để chyển sang theo dõi kiểm soát thanh toán phải tả sau khi kết thúc giao dịch. Phân hệ cũng cho phép tính toán xử lý phân đoạn các khoản chi phí phải trả cho quá trình đặt hàng như vận chuyển ứng với các tiêu thức mua (FOB, CIF, Ex-work…, các chi phí quản lý khác) của từng NCC. Điều này cho phép tính toán lượng đặt ahàng kinh tế (Economic Order Quantity). Đồng thời cũng tính toán các mức tồn kho an toàn giúp xây dựng các lượng đặt hàng lặp lại (Re-Order) trong quá trình sản xuất.

 – Quản trị sản xuất:
Phân hệ cho phép lập kế hoạch và theo dõi quá trình sản xuất. Căn cứ vào các số liệu sản xuất theo kế hoạch hoặc đơn hàng. Chương trình bắt đầu từ việc xây dựng cấu trúc sản phẩm (BOM: Bill of Material), tính toán nhu cầu nguyên vật liệu, máy và nhân công từ các định mức sản xuất do đơn vị thiết lập. Dựa trên các yếu tố về thời gian giao hàng, nguồn lức về máy, máy móc để thiết lập kế hoạch chính, kế hoạch đặt hàng. Tất cả các số liệu theo thời gian thực cho phép phân tích điều chỉnh sản xuất kịp thời. Chương trình cũng tính tới các công đoạn làm việc tạm thời, các gián đoạn kế hoạch do các yếu tố khách quan phát sinh trong quá trình sản xuất để tiến hành điều chỉnh, điều độ sản xuất đúng với kế hoạch và yêu cầu đặt ra

 – Quản lý bảo trì, Bảo dưỡng thiết bị:
Phân hệ cho phép quản lý toàn bộ hồ sơ kỹ thuật của máy móc, thiết bị, cũng như các hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ, thời hạn bảo trì và qui trình bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị máy móc trong phân xưởng. Phân hệ cũng cho phép quản lý theo dõi giờ vận hành của máy móc, dây chuyền thiết bị với các giờ hoạt động sản xuất và tính toán thời hạn bản dưỡng, giờ hoạt động tích luỹ của máy, giờ hoạt động sản xuất nhằm phục vụ cho việc tính toán các đơn đặt hàng thiết bị, vật tư bảo trì và lên kế hoạch sửa chữa.

 – Quản lý Nhân sự, Tiền lương:
Phân hệ cho phép tạo CSDL về lý lịch nhân viên, lưu trữ các quyết định, đơn từ có liên quan trong quá trình công tác của nhân viên tại đơn vị. Phân hệ cũng cho phép chấm công và tính lương cho từng nhân viên, từng phòng ban hay từng nhóm nhân viên theo nhiều tiêu thức khác nhau. Nhờ vào hệ thống tham số cho phép khai báo xác định các hình thức cách tính lương linh hoạt. Chức năng này đáp ứng hầu hết các nghiệp vụ về lương cho các loại hình doanh nghiệp, chẳng hạn như: Quản lý tạm ứng theo kỳ đột xuất, theo dõi tính toán quá trình tham gia đóng và hưởng các loại hình bảo hiểm, nghĩa vụ đóng thuế thu nhập, quá trình tăng lương, thưởng

 – Mua – Bán qua mạng theo mô hình B2B và B2C Online dựa trên ERP:
Tích hợp với giải pháp thương mại điện tử trên nền cơ sở dữ liệu đã xây dựng sẵn với các chức năng cho phép đặt hàng, truy xuất dữ liệu, chăm sóc khách hàng,…trên môi trường Internet.

3. Cấu trúc:
Hệ thống được xây dựng theo kỹ thuật Module hoá, vì vậy người dùng có thể mua trọn bộ giải pháp hay triển khai theo từng Moduling. Chương trình được xây dựng theo hệ thống chuẩn mở bằng hệ thống tham số hoá cho phép người dùng tự định nghĩa hệ thống tham số từ đó thiết lập môi trường làm việc theo đặc thù riêng của Doanh nghiệp.